Các sản phẩm đã chọn
Tìm Kiếm

Bán nhà đất quận đống đa

Thông tin, danh sách các nhà cần bán tại quận Đống Đa Hà Nội năm 2017, Công ty Bất Động Sản Hà Nội - BDSHANOI.com.vn Chuyên Mua Bán Nhà Riêng, Nhà Liền Kề, Nhà mặt Phố, Nhà phân lô Quận Đống Đa Hà Nội, với nhiều lựa chọn, tư vấn thông tin đầu tư, mua bán với giá tốt nhất

Thủ tục mua bán nhà Quận Đống Đa:

    1.Thủ tục công chứng Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất tại Văn phòng công chứng nơi có trụ sở, hồ sơ gồm:

    -  GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, GCN quyền sử dụng đất, GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
    - CMND (hoặc CMCA, CMQĐ, Hộ chiếu), Sổ hộ khẩu của các bên;

    - Các giấy tờ về hộ tịch: đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật (nếu có)

        Nếu không có thời gian bên mua đất có thể ủy quyền cho người khác, luật sư thay mặt mình để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    2. Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký nhà đất thuộc Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa, Địa chỉ: 279 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội. Hồ sơ gồm:

    -         02 Tờ khai lệ phí trước bạ

    -         02 Tờ khai nộp thuế thu nhập cá nhân

    -         02 Hợp đồng công chứng

    -         02 bản sao CMND, hộ khẩu các bên

    -         02 bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    -         Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    3.     Nộp thuế

    Sau khi có thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, bạn nộp thuế lệ phí tại Kho bạc quận huyện nơi có đất hoặc chuyển khoản qua Ngân hàng
        Thuế chuyển nhượng nhà đất được tính như sau:

                                   -         Thuế thu nhập cá nhân: 2%

                           -         Lệ phí trước bạ: 0,5%

                           -         Lệ phí thẩm định: 0,15%

    4.     Nộp lại biên lai nộp thuế, lấy Giấy hẹn và đến nhận sổ theo lịch hẹn

Thông tin về Quận Đống Đa:

Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Phía bắc giáp quận Ba Đình, phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn), phía đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải phóng), phía nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng), phía tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch).

Địa hình quận Đống Đa tương đối bằng phẳng. Có một số hồ lớn như Ba Mẫu, Kim Liên, Xã Đàn, Đống Đa, Văn Chương. Trước có nhiều ao, đầm nhưng cùng với quá trình đô thị hóa đã bị lấp. Quận có hai sông nhỏ chảy qua là sông Tô Lịch và sông Lừ. Phía đông có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa.

Diện tích và dân số

Quận Đống Đa rộng 9.96 km², có dân số thường trú là 410 nghìn người (năm 2013) nhiều nhất trong các quận, huyện của Hà Nội.

Lịch sử

    Quận nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là Yên Hòa), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên) huyện Thọ Xương và tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận.

    Từ những năm 1954-1981 là khu phố Đống Đa.   Đến tháng 6 năm 1981 mới chính thức gọi là quận Đống Đa, gồm 24 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Liệt, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thịnh Quang, Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.

    Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thêm 2 phường Kim Giang (tách ra từ xã Đại Kim thuộc huyện Thanh Trì) và Thanh Xuân Bắc (trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Nhân Chính và Trung Văn thuộc huyện Từ Liêm; điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Tân Triều thuộc huyện Thanh Trì).[1]

    Đầu năm 1996, quận Đống Đa có 26 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Giang, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Liệt, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thanh Xuân Bắc, Thịnh Quang, Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.

    Ngày 22 tháng 11 năm 1996, 5 phường: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, cũng như một phần 2 phường Nguyễn Trãi và Khương Thượng chuyển sang trực thuộc quận Thanh Xuân, đổi tên phường Nguyễn Trãi thành phường Ngã Tư Sở. Từ đó, quận Đống Đa còn lại 21 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.[2]

Hành chính

Quận Đống Đa có 21 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.

Các phường phía nam của Đống Đa là những khu dân cư tập trung với những khu nhà chung cư được xây dựng sớm nhất của Hà Nội như Phương Mai, Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Nam Đồng.

Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây - An Khánh), trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (một phần của tuyến Trôi - Nhổn - Yên Sở) hiện đang được thi công; tuyến số 2A hiện đang được gấp rút hoàn thành để chạy thử nghiệm vào đầu tháng 10-2017 và chính thức vận hành vào quý I-2018; tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.

Ngoài ra, thị trường bất động sản tại Tây Hồ Hà Nội đang và sẽ không ngừng giao dịch sôi động. Bdshanoi.com.vn sẽ cập nhật thường xuyên về tình hình cũng như giá cả thị trường,  Bạn đọc chú ý theo dõi thêm tại: bán nhà đất Tây Hồ

Xem Thêm

Thu Nhỏ

Bán Nhà Đất Đống Đa

Thuê Nhà Hà Nội